VTP – KQKD quý 1 yếu do biên lợi nhuận gộp thấp hơn dự kiến mặc dù doanh thu của các mảng kinh doanh cốt lõi cải thiện – Báo cáo ĐHCĐ & KQKD
  • 2024-05-02T00:00:00
  • Phân tích doanh nghiệp

Báo cáo KQKD :

* Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) công bố KQKD quý 1/2024 với doanh thu thuần đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (-2% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 58 tỷ đồng (-23% YoY), hoàn thành lần lượt 34% và 15% dự báo cả năm của chúng tôi. Doanh thu quý 1 vượt kỳ vọng của chúng tôi nhờ doanh thu của mảng thương mại cao hơn dự kiến (chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bán thẻ cào điện thoại), trong khi LNST sau lợi ích CĐTS quý 1 thấp hơn dự báo của chúng tôi chủ yếu do biên lợi nhuận gộp thấp hơn dự kiến. Chúng tôi nhận thấy rủi ro giảm đối với dự báo năm 2024 của chúng tôi cho VTP, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

* Doanh thu thuần:

- Mảng dịch vụ: VTP ghi nhận doanh thu thuần của mảng dịch vụ tăng trưởng 29% YoY trong quý 1, chúng tôi tin rằng điều này đến từ sự tăng trưởng của sản lượng bưu kiện. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng sản lượng bưu kiện tại Việt Nam tăng hơn 47% YoY trong quý 1. Ngoài ra, tổng doanh thu từ 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam (cụ thể, Shopee, Lazada, Tiktok Shop, Tiki và Sendo) tăng 79% YoY trong quý 1/2024, theo Metric – công ty nghiên cứu thị trường bên thứ ba.

- Mảng thương mại: Doanh thu giảm 26% YoY do VTP thu hẹp quy mô kinh doanh bán thẻ cào điện thoại. Tuy nhiên, mức độ giảm quy mô thực tế nhỏ hơn kỳ vọng của chúng tôi.

* Biên lợi nhuận:

- Biên lợi nhuận gộp của mảng dịch vụ giảm còn 6,1% trong quý 1/2024. Chúng tôi cho rằng một phần nguyên nhân do giá bán lẻ xăng RON-95 trung bình tại Việt Nam tăng 2% YoY trong quý 1/2024. Do đóng góp của mảng dịch vụ trong tổng doanh thu tăng lên đạt 58% trong quý 1/2024 so với mức 44% vào quý 1/2023, biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ xuống 3,6% trong quý 1/2024.

- Theo VTP, chi phí bán hàng tăng một phần được chi cho việc phát triển tệp khách hàng của các hoạt động kinh doanh cốt lõi (dịch vụ chuyển phát và logistics). Điều này một phần khiến biên lợi nhuận ròng giảm 30 điểm cơ bản đạt 1,3% trong quý 1/2024.

KQKD quý 1/2024 của VTP

Tỷ đồng 

Q1 2023

Q1 2024

YoY

Q1 2024/

Dự báo 2024 của Vietcap

Doanh thu thuần

4.772

4.674

-2%

34%

Dịch vụ

2.100

2.699

29%

21%

Thương mại

2.672

1.975

-26%

209%

Lợi nhuận gộp

177

167

-6%

16%

Dịch vụ

171

165

-4%

16%

Thương mại

5

2

-66%

19%

Chi phí SG&A 

-97

-111

14%

19%

Lợi nhuận từ HĐKD 

79

55

-30%

12%

LNTT 

95

74

-22%

15%

LNST sau lợi ích CĐTS 

76

58

-23%

15%

Biên lợi nhuận gộp

3,7%

3,6%

 

 

Dịch vụ

8,2%

6,1%

 

 

Thương mại

0,2%

0,1%

 

 

Biên LNST sau lợi ích CĐTS 

1,6%

1,3%

 

 

Nguồn: VTP, Vietcap

Báo cáo ĐHCĐ:

* Nhìn chung, ban lãnh đạo nhấn mạnh chiến lược của VTP là (1) tái tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi trong năm 2024 và (2) phát triển hoạt động kinh doanh tận dụng thế mạnh là công ty con của Tập đoàn Viettel trong tương lai như phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia (cụ thể, cửa khẩu thông minh Việt Nam - Trung Quốc).

1. Tóm tắt các nghị quyết trọng yếu:

* Cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 bao gồm tổng doanh thu đạt 13,2 nghìn tỷ đồng (-33% YoY) và LNST đạt 370 tỷ đồng (-3% YoY), cả 2 mục tiêu đều tương đương 96% dự báo của chúng tôi. Tổng doanh thu giảm YoY do VTP có kế hoạch tách hoạt động kinh doanh bán thẻ cào điện thoại ra khỏi các hoạt động kinh doanh của công ty, điều này được bù đắp một phần nhờ lợi nhuận cao hơn từ các mảng kinh doanh cốt lõi, theo định hướng của công ty.

* Cổ đông thông qua cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2023 và kế hoạch cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2024 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu (lợi suất 2%) mỗi năm.

2. Kế hoạch cho giai đoạn 2024-2029:

* VTP đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2024-2029 đạt 20%-25% đối với doanh thu và 15%-20% đối với LNST. Ban lãnh đạo cho rằng mục tiêu tăng trưởng LNST thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng doanh thu do ghi nhận chi phí khấu hao từ các khoản đầu tư mới.

3. Mảng dịch vụ chuyển phát:

* Tăng trưởng: Ban lãnh đạo duy trì mục tiêu cho mảng dịch vụ chuyển phát có mức tăng trưởng vượt trội so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành, giúp VTP ít nhất duy trì được vị trí thứ ba hiện tại hoặc nâng cao vị thế.

* Luật Bưu chính sửa đổi: VTP đã làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để đề xuất người bán hàng trên sàn thương mại điện tử được quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát thay vì mặc định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát của các sàn thương mại điện tử như hiện nay. Theo VTP, đề xuất này sẽ dẫn đến môi trường cạnh tranh công bằng trong ngành, tạo cơ hội cho VTP có được nhiều khách hàng từ các nền tảng thương mại điện tử hơn.

4. Mảng dịch vụ logistics:

* Việt Nam: Tập trung của VTP tại thị trường trong nước là đầu tư hạ tầng logistics cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Theo ban lãnh đạo, chi phí logistics tương đương khoảng 4%-5% quy mô thị trường FMCG.

* Thị trường nước ngoài: Ban lãnh đạo đặt mục tiêu thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài bao gồm (1) triển khai dịch vụ chuyển phát tại Lào và (2) thành lập văn phòng đại diện tại Thái Lan và Trung Quốc để nghiên cứu các cơ hội tiềm năng.

 

 

Powered by Froala Editor