- 2024-04-23T00:00:00
- Phân tích doanh nghiệp
Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) vào ngày 23/4 tại TP.HCM. Những ghi nhận chính của chúng tôi như sau.
1. KQKD sơ bộ quý 1/2024
Doanh thu: 800 tỷ đồng; -12% YoY; 20% dự báo năm 2024 của chúng tôi.
LNST: 88 tỷ đồng; -12% YoY; 22% dự báo năm 2024F của chúng tôi.
2. Kế hoạch năm 2024:
Doanh thu: 3,8 nghìn tỷ đồng; +10% YoY; 97% dự báo năm 2024 của chúng tôi.
- Trong nước: 2,8 nghìn tỷ đồng (+6% YoY; 94% so với dự báo năm 2024 của chúng tôi)
- Xuất khẩu: 1 nghìn tỷ đồng (+23% YoY; 104% so với dự báo năm 2024 của chúng tôi).
- Dự kiến doanh thu tăng mạnh từ giai đoạn tháng 5 và tháng 6/2024, giúp cho doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2024 so với mức đi ngang trong nửa đầu năm 2024.
LNST: 380 tỷ đồng; +7% YoY; 93% dự báo năm 2024 của chúng tôi.
Biên LN gộp: ổn định so với cùng kỳ do nhựa tái chế đầu vào và các SKU có giá trị cao mới giúp bù đắp cho tác động tiêu cực từ giá nhựa tăng và tỷ giá USD/VND tăng ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu nguyên liệu; Biên LN gộp của năm 2023:43,7%; dự báo của chúng tôi cho năm 2024: 43,0%.
3. Chiến lược kinh doanh
TLG duy trì quan điểm tập trung vào tăng trưởng bền vững, bảo vệ cả lợi nhuận và thị phần. Một số chiến lược kinh doanh cụ thể công ty đề ra bao gồm:
- Không đặt ra KPI quá cao nếu không có chính sách khuyến khích tương xứng. Điều này nhằm tránh gây áp lực cho nhân viên và các điểm bán hàng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động và thị phần của công ty.
- Phủ sóng tại tất cả các kênh bán hàng và tiếp thị dù nhỏ (ví dụ: thương mại điện tử) để tránh mất thị phần khi thị trường đang thay đổi nhanh chóng.
- Chú trọng chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế để tránh sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước.
- Đưa công việc thiết kế trở thành chức năng chính của R&D nhằm tạo ra các sản phẩm hợp thời trang, đa dạng, cá nhân hóa và thân thiện với môi trường hơn nhằm cạnh tranh với các đối thủ từ Trung Quốc.
- Thận trọng hơn với các cơ hội M&A lớn (cụ thể là mục tiêu có doanh thu trên 1 nghìn tỷ đồng hàng năm). TLG đã tạm dừng nhiều dự án M&A được nghiên cứu từ lâu do những vấn đề mới phát sinh của các doanh nghiệp mục tiêu trong năm 2023 – một năm khó khăn đối với thị trường tiêu dùng.
Chuỗi cửa hàng Clever Box: TLG đang giảm tốc độ mở cửa hàng cũng như tiến hành thử nghiệm các hình thức cửa hàng mới. Công ty cũng đang tập trung vào SKU đồ chơi. Đồ chơi là một thị trường rất lớn so với mảng dụng cụ viết và học cụ. Tất cả các cửa hàng Clever Box hiện đều còn lỗ nhưng ở mức độ nhỏ so với tổng chi phí của TLG. TLG sẽ không đưa ra kế hoạch mang tính định lượng và KPI nghiêm ngặt cho chuỗi cho đến năm 2025 do công ty muốn khuyến khích sự sáng tạo và ý tưởng mới từ các nhân viên của chuỗi để có thể khám phá các cơ hội trước khi tiến đến giai đoạn tối ưu hóa lợi nhuận.
4. Cập nhật thị trường
TLG dự kiến nhu cầu phục hồi dẫn đến các nhà phân phối sẽ tăng mua hàng ở cả thị trường trong nước và quốc tế bắt đầu vào giữa năm 2024. Công ty đã không khuyến khích các điểm bán hàng tích trữ hàng trong năm 2023 do nhu cầu thấp, do đó tạo ra mức nền thấp cho hàng tồn kho của các nhà phân phối trong năm 2023 so với 2024.
Theo TLG, các đối thủ Trung Quốc có sản phẩm rất đa dạng và giá rẻ. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc hiện vẫn phải chịu mức lợi nhuận thấp và do đó không thể duy trì giá rẻ quá lâu. Như vậy, TLG có thể phòng thủ hiệu quả bằng chiến lược tăng trưởng bền vững của công ty.
5. Cổ tức:
Năm tài chính 2023: 2.500 đồng/cổ phiếu (1.500 đồng/cổ phiếu đã thanh toán) và cố tức cổ phiếu (10 cổ phiếu hiện hữu được nhận thêm 1 cổ phiếu).
Năm tài chính 2024: 35% mệnh giá (bằng tiền mặt và/hoặc bằng cổ phiếu).
6. Cổ phiếu ESOP
2024: 1% số cổ phiếu đang lưu hành nếu doanh thu đạt 4 nghìn tỷ đồng, với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu và thời gian hạn chế chuyển nhượng là 2 năm.
TLG không đặt mục tiêu 4 nghìn tỷ đồng nếu không có chính sách khuyến khích tương xứng nhằm tránh gây áp lực cho đội ngũ nhân viên.
2025: 1% cổ phiếu đang lưu hành nếu doanh thu đạt 5 nghìn tỷ đồng.
2026: 1% số cổ phiếu đang lưu hành nếu doanh thu đạt 6 nghìn tỷ đồng.
Các mục tiêu doanh thu này đã bao gồm các sản phẩm thương mại (tức các sản phẩm không do TLG trực tiếp sản xuất). TLG tái khẳng định sẽ không theo đuổi chiến lược đánh đổi lợi nhuận với tăng trưởng doanh thu và sẽ cân nhắc việc lập kế hoạch ESOP dựa trên lợi nhuận.
TLG chỉ phát hành ESOP 2 lần trong 10 năm qua. Các mục tiêu doanh thu này tương ứng mức tăng trưởng doanh thu 18%-25% mỗi năm, cho thấy sự tăng tốc so với CAGR giai đoạn 2011-2023 là 11%.
Powered by Froala Editor