SAB - Ban lãnh đạo tự tin về việc đạt mục tiêu năm 2024 - Báo cáo ĐHCĐ & KQKD
  • 2024-04-25T00:00:00
  • Phân tích doanh nghiệp
  • Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) tại TP.HCM vào ngày 25/4/2024.
  • Ban lãnh đạo bày tỏ sự tự tin về việc đạt được các mục tiêu năm 2024 dựa trên kết quả quý 1/2024. Chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng nhẹ đối với dự báo năm 2024 của chúng tôi cho SAB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • SAB công bố KQKD quý 1/2024 với doanh thu thuần đạt 7,2 nghìn tỷ đồng (+16% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 997 tỷ đồng (+3% YoY), được thúc đẩy nhờ sản lượng bán bia tăng và tác động đầy đủ của việc tăng giá bán vào đầu năm 2023 mặc dù công ty ghi nhận chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao hơn trong quý 1/2024 so với quý 1/2023. KQKD quý 1 hoàn thành 22% và 23% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi và vượt nhẹ kỳ vọng của chúng tôi.
  • Cổ đông thông qua kế hoạch năm 2024 với doanh thu thuần là 34,4 nghìn tỷ đồng (+13% YoY) và LNST là 4,6 nghìn tỷ đồng (+8% YoY). Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn so với doanh thu thuần chủ yếu vì ghi nhận nguyên vật liệu có chi phí cao do phòng hộ rủi ro quá mức và lỗ tỷ giá.
  • Cổ đông thông qua việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 là 3.500 đồng/cổ phiếu (lợi suất 6,4%). SAB đã thanh toán 1.500 đồng/cổ phiếu vào tháng 2/2024 và dự kiến thanh toán khoản còn lại 2.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/7/2024 (ngày đăng ký cuối cùng: 08/7/2024). Cổ đông cũng thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2024 là 3.500 đồng/cổ phiếu (lợi suất 6,4%).

1. KQKD quý 1/2024:

- Tăng trưởng doanh thu: Theo SAB, tăng trưởng doanh thu được thúc đẩy bởi sản lượng bán bia tăng, chủ yếu do thời điểm Tết Nguyên đán 2023 và 2024 khác nhau, và tác động đầy đủ của việc tăng giá bán vào đầu năm 2023. Cụ thể, sản lượng bán bia trong Tết Nguyên đán 2024 chủ yếu được ghi nhận vào tháng 1-tháng 2/2024 do Tết Nguyên đán diễn ra vào giữa tháng 2. Trong khi đó, Tết Nguyên đán 2023 diễn ra vào cuối tháng 1, dẫn đến sản lượng bia bán ra cho Tết Nguyên đán được ghi nhận trong tháng 1/2023 ít hơn.

- Tăng trưởng lợi nhuận: LNST sau lợi ích CĐTS tăng nhẹ 3% YoY do lỗ từ công ty liên kết và thu nhập tài chính ròng giảm, một phần được bù đắp bởi tăng trưởng sản lượng bán bia ổn định và việc kiểm soát chặt chẽ chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A).

- Biên lợi nhuận: Biên lợi nhuận gộp của mảng bia giảm nhẹ còn 33,0% trong quý 1/2024 từ mức 33,7% trong quý 1/2023, do ghi nhận nguyên vật liệu có chi phí cao được phòng hộ rủi ro quá mức. Tuy nhiên, biên lợi nhuận từ HĐKD đã tăng lên 14,6% trong quý 1/2024 từ mức 14,0% trong quý 1/2023, nhờ vào việc kiểm soát chặt chẽ chi phí SG&A. Chi phí quảng cáo & khuyến mãi (A&P)/doanh thu mảng bia giảm xuống 7,0% trong quý 1/2024, chạm mức thấp nhất trong 8 quý vừa qua, phù hợp với định hướng của ban lãnh đạo về việc chi tiêu cho các hoạt động A&P có chọn lọc hơn vào năm 2024.

- Ban lãnh đạo cho biết khoản lỗ từ các công ty liên kết trong quý 1/2024 đến từ:

+ Công ty Liên doanh TNHH Crown Sài Gòn (công ty liên kết - SAB sở hữu 30% cổ phần - sản xuất và cung cấp lon nhôm cho SAB và các công ty bia, rượu, nước giải khát khác) ghi nhận lỗ do một số khách hàng dự trữ lon trong quý 4/2023 để sử dụng trong quý 1/2024, dẫn đến số lượng đơn đặt hàng giảm trong quý 1/2024, cùng với tác động của lỗ tỷ giá.

+ CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (công ty liên kết mà SAB sở hữu 22,18% cổ phần)

2. Các thông tin khác về hoạt động kinh doanh của SAB:

- Thị phần: Theo ban lãnh đạo, SAB đã giành được thị phần vào năm 2023 do thế mạnh của SAB trong kênh mua về (off-trade) đã phần nào giảm bớt tác động tiêu cực của việc thực thi nghiêm ngặt quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đối với SAB. SAB cũng cho biết đà tăng trưởng thị phần đã tiếp tục trong quý 1/2024 và đặt mục tiêu nâng thị phần của công ty lên vị trí số một tại Việt Nam.

- Thương mại điện tử (E-commerce): Mặc dù chỉ mới bắt đầu triển khai bán hàng qua kênh thương mại điện tử vào tháng 10/2023, SAB đã đạt được sức hút tốt từ tháng 11 đến tháng 12/2023. Ban lãnh đạo tin rằng đóng góp từ thương mại điện tử sẽ tăng lên trong tương lai vì đây là kênh đầy hứa hẹn nhờ vào lượng người tiêu dùng am hiểu công nghệ tại Việt Nam.

- Nguyên vật liệu: SAB dự kiến sẽ sử dụng hết toàn bộ nguyên vật liệu có chi phí cao do phòng hộ rủi ro quá mức vào năm 2024, điều này làm giảm biên lợi nhuận gộp trong năm 2024. Tuy nhiên, điều này có thể được bù đắp một phần bằng cách áp dụng các biện pháp tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, SAB kỳ vọng giá nguyên vật liệu giảm trong năm 2024 có thể hỗ trợ biên lợi nhuận của công ty trong năm 2025.

3. Các quy định:

- Quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông: SAB đang làm việc với Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam để đề xuất Chính phủ xem xét đưa ra giới hạn nồng độ cồn trong máu (BAC) phù hợp so với quy định nồng độ cồn bằng không hiện nay.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: SAB và các doanh nghiệp khác trong ngành cố gắng đề xuất trì hoãn việc điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

KQKD quý 1/2024 của SAB

Tỷ đồng

Q1 2023

Q1 2024

YoY

KQ Q1 2024/

Dự báo 2024 của Vietcap

Tổng doanh thu

6.214

7.184

16%

22%

 Doanh thu mảng bia

5.564

6.388

15%

23%

 Các mảng khác

650

796

22%

21%

Tổng lợi nhuận gộp

1.915

2.100

10%

22%

 Lợi nhuận gôp mảng bia

1.874

2.109

13%

21%

 Lợi nhuận gộp khác & giảm trừ doanh thu

41

-9

N.M.

12%

Chi phí bán hàng

-861

-842

-2%

18%

Chi phí quản lý doanh nghiệp

-182

-209

14%

25%

Lợi nhuận từ HĐKD

871

1.050

20%

24%

Thu nhập tài chính ròng

337

270

-20%

22%

Lãi/lỗ từ CTLK

44

-11

N.M.

N.M.

Thu nhập ròng khác

-1

-5

594%

16%

LNTT

1.252

1.303

4%

23%

LNST sau lợi ích CĐTS

967

997

3%

23%

Biên lợi nhuận gộp

30,8%

30,1%

 

 

Biên lợi nhuận gộp mảng bia

33,7%

33,0%

 

 

Biên LN từ HĐKD

14,0%

14,6%

 

 

LN từ HĐKD/doanh thu mảng bia

15,7%

16,4%

 

 

Biên LNST sau lợi ích CĐTS

15,6%

13,9%

 

 

Nguồn: SAB, Vietcap

Powered by Froala Editor