PLX – Kỳ vọng nghị định mới cho ngành xăng dầu – Báo cáo ĐHCĐ
  • 2024-04-26T00:00:00
  • Phân tích doanh nghiệp
  • Chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (PLX) vào ngày 26/04. Nhìn chung, ban lãnh đạo kỳ vọng 1 nghị định mới điều chỉnh các nghị định hiện tại cho ngành xăng dầu (Nghị định 80, 95 & 83), có khả năng sẽ cho phép các nhà phân phối xăng dầu tự định giá và có thể mang lại một số lợi ích cho PLX (theo nhận định của chúng tôi).
  • Các cổ đông đã thông qua kế hoạch LNTT khá thận trọng cho năm 2024, ở mức 2,9 nghìn tỷ đồng (-27% so với kết quả thực tế năm 2023, tương đương 57% dự báo hiện tại của chúng tôi). Kế hoạch này bao gồm khả năng ghi nhận khoản lỗ bất thường từ việc thoái vốn 300 tỷ đồng khỏi Petrolimex Lào (theo ước tính của chúng tôi). Chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo lợi nhuận năm 2024 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết. 
  • Cổ đông thông qua cổ tức tiền mặt năm 2023 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn dự báo của chúng tôi là 1.000 đồng/cổ phiếu. Cổ đông cũng thông qua cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 10% (chưa quyết định tiền mặt hay cổ phiếu) so với dự báo của chúng tôi là 2.000 đồng/cổ phiếu.
  • ĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2021-2030, bao gồm chuyển đổi năng lượng sạch, tăng vốn cổ phần, tái cơ cấu cũng như các cơ hội cung cấp nhiên liệu máy bay cho Sân bay Quốc tế Long Thành.

Kế hoạch sản lượng bán thận trọng trong năm 2024. Kế hoạch tổng sản lượng bán (bao gồm tái xuất khẩu) ở mức 13 triệu tấn (-9% so với kết quả thực tế năm 2023, tăng 1% so với kế hoạch năm 2023), tương đương 88% dự báo của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng kế hoạch này đến từ quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo. Sản lượng bán thực tế của PLX cao hơn trung bình 7% so với kế hoạch của công ty trong giai đoạn 2014-2023. Ngoài ra, sản lượng bán trong nước sơ bộ của quý 1/2024 đạt 2,6 triệu tấn (+0% YoY; +6% QoQ), tương đương 24% dự báo cả năm của chúng tôi trong khi quý 1 thường là mùa thấp điểm. Do đó, chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với dự báo sản lượng bán của chúng tôi cho PLX, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Kế hoạch thận trọng trong năm 2024 với LNTT cốt lõi giảm 12% YoY

•                    Kế hoạch LNTT ở mức 2,9 nghìn tỷ đồng (-27% so với kết quả thực tế năm 2023), tương đương 57% dự báo hiện tại của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng kế hoạch LNTT thấp hơn đáng kể so với số liệu thực tế năm 2023 do công ty không ghi nhận khoản thu nhập bất thường nào tương tự với 642 tỷ đồng lợi nhuận thoái vốn khỏi PG Bank được ghi nhận vào năm 2023. Nếu không bao gồm khoản thu nhập bất thường này, chúng tôi ước tính kế hoạch LNTT năm 2024 thấp hơn 12% so với LNTT cốt lõi năm 2023. Chúng tôi cho rằng kế hoạch LNTT giảm đến từ quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo trong dự báo sản lượng bán và giá dầu Brent. LNTT thực tế năm 2023 của PLX cao hơn 22% so với kế hoạch của công ty. Tuy nhiên, thông qua thảo luận với ban lãnh đạo, chúng tôi nhận thấy kế hoạch này bao gồm rủi ro lỗ bất thường từ việc thoái vốn khỏi Petrolimex Lào trị giá 300 tỷ đồng (theo ước tính của chúng tôi). Chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm nhẹ đối với dự báo lợi nhuận năm 2024 của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.  

Cổ tức và phân bổ vốn

  • Cổ tức tiền mặt năm 2023: Cổ đông thông qua việc PLX tăng kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2023 từ 1.000 đồng/cổ phiếu lên 1.500 đồng/cổ phiếu. Kế hoạch này cao hơn so với dự báo của chúng tôi là 1.000 đồng/cổ phiếu.
  • Chia cổ tức năm 2024: Cổ đông thông qua mức cổ tức 10% trên mệnh giá. Công ty chưa quyết định chia cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu. Dự báo hiện tại của chúng tôi đối với cổ tức tiền mặt năm 2024 là 2.000 đồng/cổ phiếu, phù hợp với khung cổ tức tiền mặt trong 8 năm qua của PLX là 700-3.200 đồng/cổ phiếu, trung bình đạt 2.050 đồng/cổ phiếu. 

Chúng tôi kỳ vọng việc điều chỉnh Nghị định 80/2023 sẽ mang lại một số lợi ích nhỏ cho PLX. Bản dự thảo nghị định dự cho phép các nhà phân phối xăng dầu tự định giá (với điều kiện thấp hơn giá trần), được kỳ vọng sẽ mang lại một số lợi ích cho PLX như sau: (1) PLX có thể đưa ra mức cao hơn đối với khu vực nông thôn để giảm các khoản lỗ (trước đây, công ty phải hỗ trợ ), (2) đặt mức giá cao hơn ở các khu vực ít cạnh tranh nhằm cải thiện biên lợi nhuận. Nghị định mới dự kiến sẽ được phê duyệt trong nửa cuối năm 2024 (theo UPCOM: OIL)

PLX đặt mục tiêu sẽ hoàn tất việc thoái vốn khỏi Petrolimex Lào trong năm 2024, phù hợp với kế hoạch mà công ty đề ra tại ĐHCĐ bất thường năm 2022. Phù hợp với kế hoạch tái cơ cấu chiến lược, PLX dự kiến sẽ thoái vốn khỏi PGCC, Petrolimex Lào, và PTC. Các kế hoạch thoái vốn này là một phần trong nỗ lực của PLX nhằm tinh gọn hoạt động kinh doanh và tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi. Thông qua thảo luận với ban lãnh đạo, chúng tôi ước tính khoản lỗ bất thường tiềm năng từ việc thoái vốn khỏi Petrolimex Lào sẽ ở mức 300 tỷ đồng.

PLX tiếp tục kế hoạch tăng vốn cổ phần của công ty, như đã đề ra tại ĐHCĐ bất thường của công ty vào tháng 12/2022. Mục tiêu vốn cổ phần đã được đề ra ở mức 20 nghìn tỷ đồng, cao hơn ~50% so với vốn cổ phần hiện tại. PLX dự kiến sử dụng vốn góp bổ sung của công ty để tăng vốn cổ phần. Do đó, chúng tôi dự báo tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sẽ giữ nguyên ở mức 75,87% và sẽ không có việc pha loãng EPS.

Hình 1: Kế hoạch kinh doanh của PLX cho giai đoạn 2021-2025 

Tỷ đồng 

Thực tế 2021

Thực tế 2022

Thực tế 2023

Kế hoạch 2024 

Kế hoạch 2025**

2021-2025 (Tổng)

Doanh thu hợp nhất  

169.009  

304.064  

273.979  

188.000*  

179.000  

1.114,052  

LNTT hợp nhất  

3.789  

2.270  

3.947  

2.900*  

3.500  

16.407  

Vốn đầu tư XDCB cho mảng phân phối xăng dầu  

1.468  

1.732  

1.361  

3.919** 

3.619  

12.099  

Vốn đầu tư XDCB cho các mảng khác  

181  

389  

291  

777  

362  

2.000  

ROE của công ty mẹ  

8%  

4%  

10%  

7%  

7%  

N/A  

Nguồn: PLX, Vietcap (* Dựa trên tài liệu ĐHCĐ năm 2024 của PLX; ** dựa trên ĐHCĐ bất thường tháng 12/2022 của PLX). 

PLX đặt ra các mục tiêu tham vọng nhằm chuyển đổi hoạt động kinh doanh của công ty sang mảng năng lượng sạch. Công ty đặt mục tiêu các sản phẩm nhiên liệu và năng lượng sạch, thân thiện với môi trường sẽ chiếm 50% doanh thu của công ty vào năm 2030, Mục tiêu này thể hiện sự chuyển hướng đáng kể trong danh mục sản phẩm của công ty. Ngoài ra, PLX đặt mục tiêu dài hạn rằng mảng năng lượng sạch sẽ chiếm 100% doanh thu của công ty trong năm 2045.

Thay đổi trong Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS):

  • HĐQT: 

1.                    Ông Trần Tuấn Linh (đại diện Ủy Ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp): Hiện giữ chức vụ Trưởng phòng Chiến lược và Đầu tư trong HĐQT của Petrolomex

2.                   Ông Endo Tsuyoshi (đại diện ENEOS): Hiện giữ chức vụ Tổng giám đốc CT TNHH ENEOS Việt Nam.  

3.                   Ông Đinh Thái Hương (ứng viên độc lập do HĐQT giới thiệu): Từng giữ chức vụ ủy viên Đảng bộ Petrolimex và Chủ tịch HĐQT Petrolimex trước khi nghỉ hưu vào năm 2020.  

  • BKS:

1.                    Ông Okuma Atsushi (đại diện ENEOS): Hiện giữ chức vụ Trợ lý Tổng giám đốc CT TNHH ENEOS Việt Nam.

2.                   Ông Mai Việt Dũng (Đại diện nhóm cổ đông): Hiện giữ chức vụ Phó trưởng phòng Quản lý rủi ro tại Petrolimex.

Powered by Froala Editor