FPT - Tất cả các mảng kinh doanh chính tiếp tục tăng trưởng hai chữ số - Báo cáo KQKD
  • 2022-07-27T00:00:00
  • Phân tích doanh nghiệp

FPT đã công bố KQKD sơ bộ 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt 19,8 nghìn tỷ đồng (+22% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (+31% YoY). Kết quả này hoàn thành 45% và 37% dự báo tương ứng của chúng tôi và phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi về tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của FPT nhờ các mảng kinh doanh cốt lõi: Dịch vụ CNTT, Dịch vụ Viễn thông và Giáo dục. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng không có rủi ro đáng kể nào đối với dự báo hiện tại của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết. 

Mảng Xuất khẩu Phần mềm (SO): Doanh thu +29% YoY, LNTT +28% YoY. Biên LNTT của mảng SO tăng 10 điểm cơ bản YoY đạt 15,8% trong 6 tháng đầu năm 2022, chủ yếu là do đóng góp của dịch vụ Chuyển đổi số (DX). Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu DX tăng 65% YoY và đóng góp 40% vào doanh thu SO, theo ước tính của chúng tôi, tương ứng với đà tăng của ngân sách hàng năm của các tỉnh/thành phố tại Việt Nam dành cho DX trong 5 năm tới. Trong khi đó, giá trị hợp đồng SO mới ở nước ngoài tăng 40% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 11,7 nghìn tỷ đồng - giảm từ 57% YoY trong quý 1/2022 - có thể đến từ thị trường Mỹ khi tốc độ tăng trưởng hợp đồng ký mới tăng 48% YoY so với 61% YoY trong quý 1/2022. 

Dịch vụ Viễn thông: Doanh thu +15% YoY, LNTT +21% YoY nhờ tăng trưởng thuê bao băng thông rộng và truyền hình trả tiền. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu băng rộng tăng 8% YoY chủ yếu nhờ tổng số thuê bao tăng. Trong khi đó, doanh thu từ các dịch vụ viễn thông khác - bao gồm cả truyền hình trả tiền và trung tâm dữ liệu - tăng 24% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022. Biên LNTT của mảng Dịch vụ Viễn thông tăng 211 điểm cơ bản YoY lên 19,1% trong 6 tháng đầu năm 2022 do lợi thế kinh tế về quy mô của mảng truyền hình trả tiền và nhu cầu gia tăng đáng kể về điện toán đám mây và các trung tâm dữ liệu hiện đại tại Việt Nam.

Powered by Froala Editor