Bản tin 30/10/2024 - VN-Index giảm nhẹ 0,3%, nhóm bất động sản ảnh hưởng mạnh đến thị trường - ACG, AST, BID, BMI, BSR, CTG, DHC. DPM, DXG, DXS, FRT, HSG, IDC, KBC, KDH, MWG, NKG, POW, PTB, SIP, SSI, TPB, VCB, VEA, VHM, VIB, VRE, NT2, PPC, QTP
  • 2024-10-31T00:00:00
  • Nhận định thị trường

* ACG: Lợi nhuận từ HĐKD quý 3/2024 giảm so với quý trước do biên lợi nhuận gộp giảm và chi phí SG&A tăng - Báo cáo KQKD 

* AST: Lượng khách quốc tế phục hồi và hiệu quả hoạt động cải thiện thúc đẩy biên lợi nhuận gộp tăng trưởng – Báo cáo KQKD

* BID: Thu nhập từ HĐKD tăng trưởng thấp mặc dù tín dụng tăng trưởng mạnh; chỉ số nợ xấu tăng nhẹ so với quý trước – Báo cáo KQKD

* BMI: Lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước mặc dù doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng mạnh – Báo cáo KQKD

* BSR: Giá dầu giảm mạnh dẫn đến khoản lỗ trong quý 3; LNST sau lợi ích CĐTS thấp hơn kỳ vọng - Báo cáo KQKD

* CTG: Doanh thu từ thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý tăng mạnh; chi phí tín dụng vẫn ở mức cao – Báo cáo KQKD

* DHC: Biên lợi nhuận gộp trên đà cải thiện khi giá giấy dần phục hồi – Báo cáo KQKD

* DPM: Việc tăng trưởng biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm bù đắp cho mức tăng của chi phí SG&A đã thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận, phù hợp với dự báo của chúng tôi – Báo cáo KQKD

* DXG: Lượng bàn giao BĐS kém trong quý 3 nhưng mảng môi giới dần phục hồi - Báo cáo KQKD

* DXS: Hoạt động môi giới tiếp tục cải thiện trong quý 3 - Báo cáo KQKD

* FRT: LNST sau lợi ích CĐTS tiếp tục duy trì ở mức dương trong quý 3/2024, cao hơn so với dự báo của chúng tôi - Báo cáo KQKD

* HSG: Doanh thu năm tài chính 2024 đạt kỳ vọng nhưng LNST sau lợi ích CĐTS thấp hơn dự kiến; biên lợi nhuận gộp quý 4 giảm QoQ như dự kiến - Báo cáo KQKD

* IDC: Bàn giao đất KCN theo kế hoạch thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng mạnh - Báo cáo KQKD

* KBC: Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2024 thấp hơn dự báo do doanh số cho thuê và bàn giao đất KCN thấp – Báo cáo KQKD

* KDH: Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2024 phù hợp với kỳ vọng; The Privia bắt đầu bàn giao trong quý 4 – Báo cáo KQKD

* MWG: Lợi nhuận ròng của BHX cải thiện; EraBlue đạt lợi nhuận dương trong quý 3, nhưng chi phí quản lý cao ảnh hưởng lợi nhuận chung - Báo cáo KQKD

* NKG: Doanh thu 9 tháng đầu năm vượt kỳ vọng, lợi nhuận thấp hơn dự kiến; biên lợi nhuận gộp quý 3 giảm QoQ đúng như dự kiến - Báo cáo KQKD

* POW: KQKD của nhà máy nhiệt điện than tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm, phù hợp với dự báo của chúng tôi - Báo cáo KQKD

* PTB: Mảng gỗ nội thất tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng doanh thu - Báo cáo KQKD

* SIP: Lợi nhuận và doanh số cho thuê đất tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm 2024 – Báo cáo KQKD

* SSI: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng thị phần môi giới giảm – Báo cáo KQKD

* TPB: Giảm NIM để đạt tăng trưởng tín dụng mạnh; chất lượng tài sản suy yếu nhẹ trong quý 3/2024- Báo cáo KQKD

* VCB: Chi phí dự phòng giảm, bù đắp cho NIM  thấp - Báo cáo KQKD

* VEA: Lợi nhuận của Honda tăng trưởng vững chắc dẫn dắt lợi nhuận tăng 4% YoY trong 9 tháng đầu năm - Báo cáo KQKD

* VHM: Doanh số bán hàng tích cực trong quý 3/2024 nhờ doanh số bán lẻ - Báo cáo KQKD & Báo cáo Gặp gỡ NĐT

* VIB: Doanh thu tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng - Báo cáo KQKD & Họp NĐT

* VRE: Lợi nhuận gộp của mảng cho thuê bán lẻ trong quý 3/2024 cải thiện nhẹ so với quý trước – Báo cáo KQKD & Gặp gỡ NĐT

* Báo cáo Ngành Nhiệt điện: Xác nhận đủ điện cho năm 2025, giá CGM dự kiến chỉ tăng nhẹ

* NT2: Lợi nhuận dự kiến phục hồi vào năm 2025 trong khi định giá có vẻ hợp lý - Cập nhật

* POW: Lợi nhuận phục hồi mạnh dù lỗ từ NT3&4 – Cập nhật

* PPC: REE tiếp tục thoái vốn gây áp lực lên giá cổ phiếu PPC - Cập nhật

* QTP: Giảm dự báo nhưng định giá QTP vẫn hấp dẫn so với các công ty cùng ngành - Cập nhật 

* Điểm nhấn thị trường: VN-Index giảm nhẹ 0,3%, nhóm bất động sản ảnh hưởng mạnh đến thị trường

----------------------------------------

Quan điểm kỹ thuật: Tuy nhận được hoạt động mua giá thấp đi kèm áp lực bán chưa cao, nhưng mức thanh khoản cho thấy VN-Index vẫn chưa thể vận động trở lại xu hướng tăng và giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn vẫn hiện hữu. Áp lực bán tại vùng 1.265-1.270 điểm chưa thể hấp thụ hết trong phiên ngày mai. Do vậy, VN-Index sẽ có diễn biến đi ngang với hỗ trợ là 1.255 điểm và kháng cự là vùng 1.265-1.270 điểm. Hoạt động mua cần được tích lũy thêm và tín hiệu tạo đáy chỉ tin cậy khi có sự đột biến về lực cầu. Ngược lại, đóng cửa dưới hỗ trợ đi kèm hoạt động bán gia tăng sẽ tăng khả năng vi phạm MA200 và bước vào xu hướng giảm trung hạn.

Powered by Froala Editor